Di sản Atatürk Mustafa_Kemal_Atatürk

Khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Atatürk là "hòa bình tại gia, hòa bình trên toàn thế giới", thể hiện cho tư tưởng và quan điểm của ông về tính nhất quán giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Đây không chỉ là quyết định ngẫu nhiên, nó xuất phát từ nhu cầu cấp bách của một nhà nước non trẻ mà tính ổn định lâu dài của nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ quốc tế.[3]

Ông thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với kẻ thù cũ Hy Lạp bằng việc mời thủ tướng Hy LạpEleftherios Venizelos đến thăm thủ đô Ankara năm 1923, và Venizelos thậm chí còn đề cử Atatürk cho giải Nobel Hòa bình năm 1934. Tướng Douglas McArthur của Mỹ nhiều lần bày tỏ lòng ngưỡng mộ và "vinh dự là một người bạn trung thành của Atatürk".

Tên tuổi và chân dung của Atatürk có thể nghe và thấy khắp Thổ Nhĩ Kỳ: ở công trình công cộng, trường học, sách giáo khoa và tiền tệ. Hàng năm, vào chính xác thời điểm ông qua đời ngày 10 tháng 11 gần như tất cả mọi người Thổ sẽ dừng lại dành một phút tưởng niệm cho Atatürk. Tượng tưởng niệm ông được xây dựng khắp hầu hết các thành phố lớn của Thổ Nhĩ Kỳ và trên thế giới: đài kỷ niệm Atatürk ở New ZealandÚc, quảng trường Atatürk ở Roma v.v.

Năm 1981, UNESCO công bố năm Atatürk, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của ông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mustafa_Kemal_Atatürk http://books.google.com/?id=qFhU3kWXLvEC&printsec=... //books.google.com/books?id=2gAjMuLivlQC&pg=PA19 //books.google.com/books?id=DUal7eYmEnEC&pg=PA106 //books.google.com/books?id=oXxXxBXewzgC&pg=PA146 http://www.teknikportal.com/mustafa-kemal-ataturk-... http://www.theturkishtimes.com/archive/02/12_01/c_... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://bitolatourist.info/things/museum/ataturk.ht... //dx.doi.org/10.1080%2F00263200412331301787 //dx.doi.org/10.2307%2F2228117